1. Tui nhớ có đọc đâu đó bài viết về luật nhân quả bất công. Có lẽ là thế thật! Con người tàn phá rừng, xây đập, lấn sông... nên mưa nhiều, không có rừng giữ nước, sông không kịp thoát, và đập sợ tràn xả lũ, nên lụt, nên lũ, và con người phải chết trước Mẹ thiên nhiên. Âu cái bất công lại là: Người chịu cảnh lũ lụt khốn nạn thay, không phải là kẻ đốn rừng, xây đập!
2. Người người lại ùn ùn hồi trận lũ đầu mùa, từ MC tới quan lớn, tới dân thường, tranh nhau đi quyên góp từ thiện. Người người nhiệt tình quyên góp, người người chắc lưỡi: "Tiền có tới tay dân đâu mà quyên góp". Ôi, buồn cái lòng tin giữa người với nhau không còn nhiều nữa.
3. Và tiền đến chỗ người ta như thế nào? Ừ thì mỗi xã, mỗi làng lập ra danh sách người nghèo để nhận tiền quyên góp. 500, một triệu là cùng. Ngó cho kỹ, ai giàu đừng cho nghe!
Xin thưa, người nghèo có khi chả có cái khỉ gì để mất. Xã hội đã phát triển hơn 10 năm trước rồi. Có thể chia làm 3 nhóm dân như sau:
- Người nghèo xác xơ, hỏi xem tại sao bao năm vẫn nghèo? Ý chí làm ăn ở đâu? Họ mất những cái gì ngoài nồi niêu xoong chảo vài ba cái. Bao nhiêu % trong số họ mừng vì lũ tới là sắp được lì xì tiền từ nhà hảo tâm? Cái cảnh phát mì gói ăn là cứu đói, cần thật, nhưng thật ra khi 500, 1 triệu của quý vị theo xe tới được nơi, là nước rút hết rồi ạ!
- Người trung bình, chịu khó làm ăn. Xin thưa, họ giàu đứt hơn dân miền Tây đó! Vàng giấu, tiền gửi ngân hàng. Xe toàn chạy tay ga! 500, 1 triệu của qúy vị, họ cóc cần đâu!
- Người khá giả, chủ doanh nghiệp, mới thực sự thiệt hại nặng nhất! Nhưng lại chắc chắn rằng, vì họ giàu nên họ sẽ chả nhận được 500, 1 triệu của qúy vị đâu!
Người ta nói: "hãy cho cái cần câu cá, chứ không phải con cá!"
Tui nghĩ, qua rồi cái giai đoạn khó khăn. Tiền quyên góp nên dùng để đầu tư cho người giàu khắc phục thiệt hại, tạo công ăn việc làm cho người nghèo thì tốt hơn!
Tài Talento
*LIÊN KẾT NGOÀI:
⇒ 1001 bài thơ lũ lụt miền Trung, chia sẽ nỗi đau mất mát của người dân