Nhật Bản và Việt Nam có mối quan hệ mật thiết từ nhiều trăm năm trước. Khi chúa Nguyễn (đàng trong) vào Nam định hình giang sơn thì các thương gia Nhật Bản cũng đã đến và xin phép được đặt mối quan hệ giao thương vững bền.
Bằng chứng là những văn thư của chúa Nguyễn (đàng trong) gửi trực tiếp cho quốc vương Nhật Bản vào những năm 1591, 1609, 1610, trong đó đặc biệt quan trọng là văn thư đề năm Quang Hưng thứ 14 (1591) do An Nam quốc Phó đô đường Phúc Nghĩa hầu gửi cho quốc vương Nhật Bản đề nghị thiết lập quan hệ bang giao với An Nam quốc. Tiếp đến theo tư liệu còn lưu trong văn khố Nhật Bản thì ngay ở phần mở đầu của cuốn sách Annan kiryakugo của Kondo Juzo cũng đã chỉ rõ những hình ảnh minh họa cho cuốn sách này đều do một người thuộc (đàng trong) có tên là Lý Nghĩa vẽ vào năm 1817 bằng mực màu tại An Nam.
Bằng chứng là những văn thư của chúa Nguyễn (đàng trong) gửi trực tiếp cho quốc vương Nhật Bản vào những năm 1591, 1609, 1610, trong đó đặc biệt quan trọng là văn thư đề năm Quang Hưng thứ 14 (1591) do An Nam quốc Phó đô đường Phúc Nghĩa hầu gửi cho quốc vương Nhật Bản đề nghị thiết lập quan hệ bang giao với An Nam quốc. Tiếp đến theo tư liệu còn lưu trong văn khố Nhật Bản thì ngay ở phần mở đầu của cuốn sách Annan kiryakugo của Kondo Juzo cũng đã chỉ rõ những hình ảnh minh họa cho cuốn sách này đều do một người thuộc (đàng trong) có tên là Lý Nghĩa vẽ vào năm 1817 bằng mực màu tại An Nam.